Trang chủ  Tin tức  Lạ miệng, đậm đà gỏi trứng Sam biển

Lạ miệng, đậm đà gỏi trứng Sam biển (310 lượt xem)

Thứ Bảy, 10/12/2019, 09:14 [GMT+7]

Sam biển, trong đó có trứng sam đã được chế biến thành những món ngon bổ dưỡng, quen thuộc với nhiều thực khách như trứng sam nấu canh, trứng sam rán giòn... Thế nhưng, gỏi trứng sam thì có lẽ nhiều thực khách lần đầu được nghe và thưởng thức.

Hấp dẫn gỏi trứng sam.

Sam biển không còn xa lạ gì với người dân vùng biển Quảng Ninh. Xưa nay, loại hải sản độc đáo này đã nức tiếng với thực đơn sam 7 món, như: chân sam xào, thịt sam xào dứa, tiết canh sam... Độc đáo, bổ dưỡng, ngon nhưng món ăn liên quan tới sam biển thông thường chế biến khá công phu, từ khâu tìm nguyên liệu tới khâu làm thịt và chế biến.

Muốn ăn trứng sam biển cần chọn thời điểm từ tháng 11 tới tháng 3 âm lịch. Đây là mùa sam giao phối, sam cái thường khá to, trong mang bụng đầy trứng tròn xoe, nhỏ bằng cỡ hạt tiêu. Theo các lão ngư giàu kinh nghiệm ở Trà Cổ thì thời điểm cuối năm bắt sam làm món này là hợp nhất. Sam cái có buồng trứng lớn, để bắt được sam biển, ngư dân phải tính con nước và định ngày ra khơi. Sam thường đi theo đôi, con đực nhỏ hơn, bám trên lưng con cái. Thế nhưng khi bắt được 1 con, trông giống hệt sam thì thả ngay bởi đó là con so, có ngoại hình giống hệt sam nhưng ăn có thể gây độc cho thực khách. Dân gian thường có câu "dính như sam" là để chỉ đặc tính này!

Sam biển không quá đắt, nhưng tốn công chế biến, lại ít thịt nên không nhiều nhà hàng thích chế biến sam. Làm món gỏi trứng sam lại cần công phu hơn nhiều so với các món sam thông thường khác. Đầu bếp chọn sam cái ngon cho lên bếp nướng đều, lật dở liên tục cả 2 mặt cho tới khi chín, vỏ chuyển màu từ hơi vàng sang màu đen... Đây là khâu rất quan trọng, nếu sam nướng kỹ quá có thể làm trứng khô, mất ngon, ngược lại thì trứng sống, gây độc cho thực khách.

Trứng sam nằm ngay trong yếm, sát vành vỏ sam, đầu bếp khéo léo dùng kéo cắt từ đuôi lên trên, rồi cắt theo vành vỏ sam nhẹ nhàng lật rồi lấy thìa múc toàn bộ trứng sam ra.

Để làm gỏi sam, khâu nướng và chế biến sam khá công phu.

Trứng sam được trộn đều với rau thơm, lạc, hoa chuối, xả... rồi thêm đường, mắm, chanh và các gia vị vừa dùng, để một lúc cho ngấm. Nhiều nơi còn thêm phần thịt sam xé nhỏ từ càng, thân sam cho món gỏi thêm vị. Gỏi sam ăn với bánh tráng hay bánh đa.

Điểm đặc biệt của gỏi sam là sự kết hợp tinh tế của món bánh tráng giòn kèm với trứng, thịt sam nướng thơm ngậy hòa cùng vị thơm bùi của rau thơm, rau răm, lạc rang. Gỏi sam ăn với mù tạt hoặc nước mắm chanh ớt thật cay, cân bằng tính hàn của thịt sam và vị cay nồng, thơm của ớt, sả.

Ngoài việc loại bỏ nhanh ruột, gan sam vì bộ phận này chứa nhiều tác nhân gây đau bụng, ngộ độc cho thực khách, trứng sam và các phần còn lại của sam đều ngon và hữu dụng. Vỏ sam nhiều khi cũng rất hữu dụng, có thể khắc hàn, cảm lạnh và kỵ sài cho người và vật nuôi. Vỏ sam còn được dùng làm đồ mỹ nghệ rất đẹp nên có khi người ta bắt sam chủ yếu để lấy vỏ xuất khẩu hoặc chế tác ra đồ lưu niệm có độ tinh xảo.

(Theo Báo QN)



CÁC TIN LIÊN QUAN
Người gìn giữ nghệ thuật thêu truyền thống dân tộc Dao Thanh Phán

Là xã vùng cao của huyện Hải Hà, Quảng Sơn có 98% dân số là đồng bào dân tộc Dao, chủ yếu là người Dao Thanh Y và Dao Thanh Phán.Vào mỗi dịp lễ, tết khi đến các xã miền núi của Hải Hà chúng ta rất dễ bắt gặp hình ảnh người phụ nữ dân tộc Dao xúng xính trong bộ trang phục truyền thống rực rỡ sắc màu. Những bộ trang phục truyền thống đó đã trở thành bản sắc, văn hóa rất riêng và độc đáo của phụ nữ Dao. Hiện nay, trên địa bàn huyện Hải Hà vẫn còn những người miệt mài gìn giữ những nét đẹp văn hóa truyền thống, trong đó phải kể đến nghệ nhân Giềng Chống Sếnh người dân tộc Dao Thanh Phán, ở bản Quảng Mới, xã Quảng Sơn.

Người gìn giữ nghệ thuật thêu truyền thống dân tộc Dao Thanh Phán
Hải Hà: thanh niên khởi nghiệp với mô hình trồng Dưa trong nhà màng

Từ chương trình thanh niên khởi nghiệp trên địa bàn huyện Hải Hà đã có nhiều mô hình kinh tế phát triển đem lại hiệu quả kinh tế cao, mở ra nhiều hướng đi mới. Trong đó, có mô hình trồng Dưa lê Bạch ngọc trong nhà màng của anh Hà Cẩm Thành, thôn 1, xã Quảng Chính, Hải Hà.

Hải Hà: thanh niên khởi nghiệp với mô hình trồng Dưa trong nhà màng
Độc đáo tiếng kèn của người Dao xã Quảng Sơn

Kèn đồng một loại nhạc cụ truyền thống của dân tộc Dao được sử dụng trong các ngày lễ hội, đám cưới, ma chay và đặc biệt là lễ cấp sắc một tục lệ lâu đời đã trở thành nét đặc trưng của văn hóa người Dao từ bao đời nay. Kèn không chỉ mang giá trị văn hóa được nhân dân sáng tạo để phục vụ cuộc sống lao động, sinh hoạt của cộng đồng dân tộc mà còn ẩn chứa những giá trị về vật chất cũng như tinh thần, mang ý nghĩa thiêng liêng trong sinh hoạt tín ngưỡng. Mỗi khi tiếng kèn vang lên ai cũng cảm thấy xốn xang, nhất là trong đám cưới của những đôi bạn trẻ, bởi đây là âm thanh báo hiệu niềm vui, hạnh phúc lứa đôi.

Độc đáo tiếng kèn của người Dao xã Quảng Sơn
Hải Hà: Hội nghị tư vấn giao nhiệm vụ đề án Ứng dụng công nghệ thông tin trong số hóa và quản lý thông tin di tích lịch sử...

Ngày 3/12/2021, UBND huyện Hải Hà tổ chức hội nghị tư vấn giao trực tiếp nhiệm vụ đề án Ứng dụng CNTT trong số hóa và quản lý thông tin di tích lịch sử trên địa bàn huyện. Đồng chí Nguyễn Hữu Liêm, phó Chủ tịch UBND huyện chủ trì hội nghị. Cùng dự, có đại diện lãnh đạo Viện nghiên cứu và phát triển vùng–Bộ khoa học và công nghệ.

Hải Hà: Hội nghị tư vấn giao nhiệm vụ đề án Ứng dụng công nghệ thông tin trong số hóa và quản lý thông tin di tích lịch sử trên địa bàn huyện
Cụm di tích đền, chùa bên sông Hà Cối

Toạ lạc ở vị trí đẹp bên dòng sông Hà Cối, cụm di tích đền, chùa Hải Hà liền kề nhau, hội tụ những giá trị lịch sử văn hoá, tạo nên điểm du lịch tâm linh hấp dẫn du khách.

Cụm di tích đền, chùa bên sông Hà Cối
Du lịch nội địa trong dịp Tết Nguyên đán Tân Sửu tăng mạnh

Đánh giá của các công ty lữ hành cho thấy, lượng khách nội địa dịp Tết Nguyên đán tăng trưởng đột biến so với năm ngoái trong bối cảnh các tuyến du lịch nước ngoài tạm thời gián đoạn do dịch.

Du lịch nội địa trong dịp Tết Nguyên đán Tân Sửu tăng mạnh
Tour Du Lịch Hot
Xanh ngát thiên đường đồi...

Nằm bên những rặng cây bên đường, thiên đường xanh ngát của đồi chè ở xã Quảng Long (Hải Hà) quả...

Xanh ngát thiên đường đồi chè Quảng Long
Hồ Trúc Bài Sơn điểm đến lý...

Không gian thoáng đãng và yên tĩnh đến kỳ lạ tưởng như có thể cảm nhận được từng nhịp mái chèo khua...

Hồ Trúc Bài Sơn điểm đến lý tưởng trong mùa hè

Hỗ trợ trực tuyến
Hotline : 0203.3879.255

Video
Nhịp sống Cái Chiên


Bản đồ

  • Giấy phép: Số 04/GP-STTTT ngày 28/6/2017 của Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Quảng Ninh
  • Cơ quan chủ quản: Ủy ban nhân dân huyện Hải Hà
  • Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Minh Sơn - Trưởng phòng Văn hóa và Thông tin huyện Hải Hà
  • Địa chỉ: Phòng Văn hóa và Thông tin huyện - Tầng 3, trụ sở Trung tâm Truyền thông và Văn hóa huyện - Phố Ngô Quyền, thị trấn Quảng Hà, huyện Hải Hà
  • Điện thoại: 0203.3879.516 - 0203.3879.255
  • Email: phongvhtt.hh@quangninh.gov.vn