Trang chủ  Tin tức  Du lịch nội địa trong dịp Tết Nguyên đán Tân Sửu tăng mạnh

Du lịch nội địa trong dịp Tết Nguyên đán Tân Sửu tăng mạnh (282 lượt xem)

Chủ Nhật, 27/01/2021, 09:02 [GMT+7]

Đánh giá của các công ty lữ hành cho thấy, lượng khách nội địa dịp Tết Nguyên đán tăng trưởng đột biến so với năm ngoái trong bối cảnh các tuyến du lịch nước ngoài tạm thời gián đoạn do dịch.

Khách du lịch đến làng nghề làm hương truyền thống Thủy Xuân đều thích thú chụp hình giữa không gian đa sắc màu. (Ảnh: Thành Đạt/TTXVN)

Thời gian nghỉ Tết kéo dài tới 7 ngày, dịch COVID-19 cơ bản được kiểm soát, đó là điều kiện tốt để thị trường du lịch dịp Tết Nguyên đán năm nay “ấm” lên.

Khi các tuyến du lịch nước ngoài tạm thời gián đoạn, du lịch nội địa là lựa chọn duy nhất của du khách trong dịp Tết năm nay. Đánh giá của các công ty lữ hành cho thấy, lượng khách nội địa tăng trưởng đột biến so với năm ngoái. Các doanh nghiệp du lịch, các điểm đến tại Hà Nội cũng hối hả chuẩn bị đón khách vào Thủ đô.

Rộn rã đón khách vào Hà Nội

Là trọng điểm du lịch của cả nước, những dịp lễ Tết, Hà Nội đón một lượng khách tương đối đông đến tham quan, vui chơi, mua sắm. Bởi vậy, dịp Tết Nguyên đán năm nay, các doanh nghiệp kinh doanh du lịch, các khu điểm du lịch đều tích cực chuẩn bị, sẵn sàng tâm thế để đón lượng khách có khả năng tăng cao.

Dịch COVID-19 đã thay đổi xu hướng du lịch của nhiều người. Chính bởi vậy, các doanh nghiệp lữ hành đã chủ động xây dựng các tour tuyến mới phục vụ nhu cầu ngày càng đa dạng của du khách. Trong đó, việc khai thác các điểm du lịch mang đậm dấu ấn Hà Nội được nhiều đơn vị chú trọng. Bởi thực tế, ngay cả người dân Hà Nội cũng vẫn chưa khám phá hết nét đẹp văn hóa, cảnh quan, kiến trúc của thành phố mình. Do vậy, đây là đối tượng được doanh nghiệp lữ hành hướng tới trong thời điểm hiện nay.

Cũng như các kỳ nghỉ lễ khác, trong dịp Tết Nguyên đán năm nay, các điểm đến dự báo sẽ đón lượng khách tăng cao như các điểm di sản (đền Ngọc Sơn, Hoàng thành Thăng Long, Văn Miếu-Quốc Tử Giám, Hỏa Lò, Tứ trấn Thăng Long, chùa Trấn Quốc…), các điểm vui chơi (công viên Thủ Lệ, công viên Thiên Đường Bảo Sơn, khu giải trí Baara Land, vườn hoa Bãi đá sông Hồng, Thung lũng hoa Hồ Tây…), các thắng cảnh (Hồ Hoàn Kiếm, Hồ Tây, Hương Sơn…).

Nhân dịp đón năm mới 2021, công viên Thiên đường Bảo Sơn tổ chức chương trình Hello 2021, bắt đầu mở cửa đón du khách từ chiều 13/2 (tức mùng 2 Tết), chính hội kéo dài 3 ngày, từ ngày 14-16/2 (tức mùng 3 đến mùng 5 Tết).

Với chủ đề "Ai Cập huyền bí," chương trình sẽ là điểm đến vui chơi giải trí hấp dẫn cho người dân trong dịp Xuân Tân Sửu. Để tái hiện không gian Ai Cập cổ đại, công viên Thiên Đường Bảo Sơn trang hoàng rực rỡ và đầu tư các tiểu cảnh trang trí như Mô hình kim tự tháp, tượng nhân sư khổng lồ cùng rất nhiều mô hình hoa và ánh sáng sắc màu.

Cùng với đó, các chương trình lễ hội được đầu tư cả về nghệ thuật sân khấu lẫn nghệ thuật đường phố với hàng trăm nghệ sĩ biểu diễn trong trang phục Ai Cập như: Vũ điệu huyền bí tại sân khấu chính và vũ hội đường phố gồm 5 cụm biểu diễn trong khắp công viên.

Vào chiều tối, công viên sẽ biến hóa thành vườn ánh sáng khổng lồ bởi hàng trăm mô hình đèn trong nhiều hình dạng độc lạ và ngộ nghĩnh. Đặc biệt, công viên Thiên đường Bảo Sơn sẽ chính thức khai trương Tổ hợp vui chơi trong nhà Kids Town - Thị trấn vui nhộn với 20 trò chơi được thiết kế hiện đại.

Tại Hoàng thành Thăng Long, chương trình Tết Việt với chủ đề “Tân Sửu nghênh xuân” sẽ diễn ra với nhiều hoạt động truyền thống. Bà Nguyễn Thị Yến, Trưởng Phòng Hướng dẫn-Thuyết minh, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long-Hà Nội cho biết bên cạnh hoạt động trưng bày tái hiện nghi lễ tiến Xuân ngưu, không gian thờ cúng, phong tục chúc Tết và mừng tuổi, nghệ thuật tranh thư pháp…, chương trình Tết Việt còn trải nghiệm tương tác: Sáng tạo vật phẩm nghênh xuân, nặn tò he, tô tranh dân gian, làm con giống bằng lá cây…

Đặc biệt, dịp này, tại Hoàng thành Thăng Long còn có chương trình thể nghiệm thực hành nghi lễ cung đình "Lễ Tiến xuân ngưu" với các nghi thức: Rước Xuân ngưu, tiến Xuân ngưu, ban Xuân ngưu, phép đả Xuân ngưu.

Hội chợ Tết Xuân diễn ra tại Phố cổ Hà Nội với hoạt động giới thiệu sản phẩm phục vụ Tết Nguyên đán, hoạt động trải nghiệm và trình diễn nghề truyền thống.

Cụ thể, hoạt động trình diễn làm dép cao su của Vua dép lốp; trình diễn điêu khắc gỗ, gốc tre của những người thợ điêu khắc làng Hưng Hiền; hoạt động trải nghiệm với gốm của Gốm Chi…

Du lịch nội địa tăng trưởng cao

Trong điều kiện ngành Du lịch chưa thể đón khách nước ngoài vào Việt Nam cũng như chưa thể tổ chức đưa khách tham quan nước ngoài, du lịch nội địa là lựa chọn duy nhất trong dịp Tết Nguyên đán này với những ai có nhu cầu đi du lịch.

Những năm gần đây, bên cạnh việc chu tất các nghi lễ ngày Tết, nhiều người có xu hướng đi du lịch dịp này, vừa khám phá, trải nghiệm, vừa nghỉ dưỡng, bởi thời gian nghỉ Tết tương đối dài.

Bên cạnh các tour du lịch khám phá cảnh quan, nét văn hóa dịp Tết cổ truyền các dân tộc vùng Tây-Đông Bắc Việt Nam, du lịch tận hưởng nắng ấm phương Nam kết hợp trải nghiệm không khí Tết ở các tỉnh Trung Bộ, Nam Bộ được nhiều người lựa chọn.

Mũi Yến thuộc xã Hòa Thắng là một điểm đến hoàn toàn hoang sơ và mới lạ, du khách phải dùng xe địa hình mới đến được khu vực này. (Ảnh: Nguyễn Thanh/TTXVN)

Với những khách đi bằng đường hàng không, điểm đến lựa chọn nhiều là: Phú Quốc, Quy Nhơn, Phú Yên, Buôn Mê Thuột-Pleiku, Huế-Đà Nẵng, Cần Thơ-Cà Mau-Bạc Liêu-Sóc Trăng…

Với khách đi đường bộ, điểm đến được lựa chọn sẽ là Sapa, Mộc Châu - Sơn La, Hà Giang, Hạ Long - du thuyền 5 sao hoặc tắm Onsen, bay thủy phi cơ…

Theo đánh giá của các công ty lữ hành Hà Nội, gần sát Tết, lượng đăng ký tăng lên rõ rệt. Chỉ tính riêng lượng khách trong nước, mức tăng trung bình khoảng 30% so với Tết năm ngoái.

Với các hãng lữ hành lớn, mức tăng có thể cao hơn, cá biệt có đơn vị đón khách tăng gấp hai lần năm trước. Ngày khởi hành được nhiều du khách lựa chọn là mùng 2,3,4 Tết, hành trình dao động từ 3 đến 5 ngày.

Theo đại diện Công ty Du lịch Vietravel, Tết nguyên đán năm nay, đơn vị này dự tính đón lượng khách tăng tới 135% so với năm ngoái. Ông Phạm Văn Bảy, Phó Giám đốc Công ty Du lịch Vietravel- Chi nhánh Hà Nội cho biết: Nếu các năm trước, thị trường du lịch Tết sẽ bao gồm du lịch nước ngoài và du lịch nội địa để du khách lựa chọn nhưng nay chỉ còn thị trường du lịch trong nước. Do đó, nhu cầu dịch vụ trong nước cao là tất yếu.

Để phục vụ tốt du khách, ngoài tour trọn gói, Vietravel tổ chức nhiều dịch vụ như: Mở bán riêng vé máy bay hoặc combo vé máy bay và khách sạn cho du khách có nhu cầu du lịch tự túc. Vietravel đồng thời gia tăng các dịch vụ đi kèm cho cá nhân, nhóm nhỏ như: Đưa, đón khách du lịch tại sân bay, hướng dẫn viên riêng hay thiết kế tour nửa ngày, một ngày theo yêu cầu, tour có trải nghiệm mới lạ…

Theo đánh giá của các công ty du lịch, mặc dù thời điểm Tết nhưng giá tour nội địa năm nay không tăng, thậm chí còn giảm hơn so với Tết năm ngoái, do ngành Du lịch đang thực hiện kích cầu du lịch. Hơn nữa, chất lượng tour vẫn đảm bảo với nhiều dịch vụ tốt.

Nhiều đơn vị còn thực hiện các chương trình khuyến mại cho khách hàng nếu đăng ký theo nhóm, theo đoàn. Đây cũng là yếu tố thuận lợi để đẩy mạnh việc thu hút khách đi du lịch, nhất là trong thời gian qua, ngành Du lịch bị ảnh hưởng nặng nề do dịch COVID-19./.

Theo vietnamplus.vn



CÁC TIN LIÊN QUAN
Người gìn giữ nghệ thuật thêu truyền thống dân tộc Dao Thanh Phán

Là xã vùng cao của huyện Hải Hà, Quảng Sơn có 98% dân số là đồng bào dân tộc Dao, chủ yếu là người Dao Thanh Y và Dao Thanh Phán.Vào mỗi dịp lễ, tết khi đến các xã miền núi của Hải Hà chúng ta rất dễ bắt gặp hình ảnh người phụ nữ dân tộc Dao xúng xính trong bộ trang phục truyền thống rực rỡ sắc màu. Những bộ trang phục truyền thống đó đã trở thành bản sắc, văn hóa rất riêng và độc đáo của phụ nữ Dao. Hiện nay, trên địa bàn huyện Hải Hà vẫn còn những người miệt mài gìn giữ những nét đẹp văn hóa truyền thống, trong đó phải kể đến nghệ nhân Giềng Chống Sếnh người dân tộc Dao Thanh Phán, ở bản Quảng Mới, xã Quảng Sơn.

Người gìn giữ nghệ thuật thêu truyền thống dân tộc Dao Thanh Phán
Hải Hà: thanh niên khởi nghiệp với mô hình trồng Dưa trong nhà màng

Từ chương trình thanh niên khởi nghiệp trên địa bàn huyện Hải Hà đã có nhiều mô hình kinh tế phát triển đem lại hiệu quả kinh tế cao, mở ra nhiều hướng đi mới. Trong đó, có mô hình trồng Dưa lê Bạch ngọc trong nhà màng của anh Hà Cẩm Thành, thôn 1, xã Quảng Chính, Hải Hà.

Hải Hà: thanh niên khởi nghiệp với mô hình trồng Dưa trong nhà màng
Độc đáo tiếng kèn của người Dao xã Quảng Sơn

Kèn đồng một loại nhạc cụ truyền thống của dân tộc Dao được sử dụng trong các ngày lễ hội, đám cưới, ma chay và đặc biệt là lễ cấp sắc một tục lệ lâu đời đã trở thành nét đặc trưng của văn hóa người Dao từ bao đời nay. Kèn không chỉ mang giá trị văn hóa được nhân dân sáng tạo để phục vụ cuộc sống lao động, sinh hoạt của cộng đồng dân tộc mà còn ẩn chứa những giá trị về vật chất cũng như tinh thần, mang ý nghĩa thiêng liêng trong sinh hoạt tín ngưỡng. Mỗi khi tiếng kèn vang lên ai cũng cảm thấy xốn xang, nhất là trong đám cưới của những đôi bạn trẻ, bởi đây là âm thanh báo hiệu niềm vui, hạnh phúc lứa đôi.

Độc đáo tiếng kèn của người Dao xã Quảng Sơn
Hải Hà: Hội nghị tư vấn giao nhiệm vụ đề án Ứng dụng công nghệ thông tin trong số hóa và quản lý thông tin di tích lịch sử...

Ngày 3/12/2021, UBND huyện Hải Hà tổ chức hội nghị tư vấn giao trực tiếp nhiệm vụ đề án Ứng dụng CNTT trong số hóa và quản lý thông tin di tích lịch sử trên địa bàn huyện. Đồng chí Nguyễn Hữu Liêm, phó Chủ tịch UBND huyện chủ trì hội nghị. Cùng dự, có đại diện lãnh đạo Viện nghiên cứu và phát triển vùng–Bộ khoa học và công nghệ.

Hải Hà: Hội nghị tư vấn giao nhiệm vụ đề án Ứng dụng công nghệ thông tin trong số hóa và quản lý thông tin di tích lịch sử trên địa bàn huyện
Cụm di tích đền, chùa bên sông Hà Cối

Toạ lạc ở vị trí đẹp bên dòng sông Hà Cối, cụm di tích đền, chùa Hải Hà liền kề nhau, hội tụ những giá trị lịch sử văn hoá, tạo nên điểm du lịch tâm linh hấp dẫn du khách.

Cụm di tích đền, chùa bên sông Hà Cối
Huyện Hải Hà và Hiệp Hội du lịch tỉnh Quảng Ninh kí kết biên bản hợp tác phát triển du lịch.

Trong 02 ngày 8-9/1/2021, UBND huyện Hải và Hiệp hội du lịch tỉnh Quảng Ninh đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác phát triển du lịch .Tham gia chương trình khảo sát có gần 50 thành viên là các công ty lữ hành du lịch có trụ sở trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.

Huyện Hải Hà và Hiệp Hội du lịch tỉnh Quảng Ninh kí kết biên bản hợp tác phát triển du lịch.
Tour Du Lịch Hot
Xanh ngát thiên đường đồi...

Nằm bên những rặng cây bên đường, thiên đường xanh ngát của đồi chè ở xã Quảng Long (Hải Hà) quả...

Xanh ngát thiên đường đồi chè Quảng Long
Hồ Trúc Bài Sơn điểm đến lý...

Không gian thoáng đãng và yên tĩnh đến kỳ lạ tưởng như có thể cảm nhận được từng nhịp mái chèo khua...

Hồ Trúc Bài Sơn điểm đến lý tưởng trong mùa hè

Hỗ trợ trực tuyến
Hotline : 0203.3879.255

Video
Nhịp sống Cái Chiên


Bản đồ

  • Giấy phép: Số 04/GP-STTTT ngày 28/6/2017 của Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Quảng Ninh
  • Cơ quan chủ quản: Ủy ban nhân dân huyện Hải Hà
  • Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Minh Sơn - Trưởng phòng Văn hóa và Thông tin huyện Hải Hà
  • Địa chỉ: Phòng Văn hóa và Thông tin huyện - Tầng 3, trụ sở Trung tâm Truyền thông và Văn hóa huyện - Phố Ngô Quyền, thị trấn Quảng Hà, huyện Hải Hà
  • Điện thoại: 0203.3879.516 - 0203.3879.255
  • Email: phongvhtt.hh@quangninh.gov.vn