Trang chủ  Giới thiệu  Thực trạng cơ sở hạ tầng

Thực trạng cơ sở hạ tầng (404 lượt xem)

Thứ Tư, 03/06/2017, 05:33 [GMT+7]

1. Mạng lưới giao thông

Mạng lưới giao thông trên địa bàn huyện có các loại hình giao thông đường bộ và đường thuỷ:

- Đường bộ:

* Quốc lộ: Hải Hà có Quốc lộ 18 chạy qua với chiều dài 27 km đã được nâng cấp, bao gồm địa bàn các xã Đường Hoa, Quảng Long, Quảng Chính, Quảng Minh, Quảng Thành và thị trấn Quảng Hà.

* Tỉnh lộ 340 dài 17,0 km chạy qua các xã Quảng Thành, Quảng Đức, nối quốc lộ 18 với cửa khẩu Bắc Phong Sinh.

* Đường huyện có 33,7 km, nối trung tâm huyện với các xã, hiện nay đã và đang đầu tư nâng cấp.

* Đường liên xã, liên thôn với tổng chiều dài 416,28 km nhưng hẹp và chất lượng xấu, hiện tại chưa được đầu tư mà chủ yếu là sửa chữa duy tu bằng nguồn lao động công ích.

- Đường thủy: Huyện có hệ thống đường thủy rất thuận lợi, có vị trí chiến lược trong phòng thủ bảo vệ vùng Đông Bắc của Tổ quốc. Đường thủy hiện có 25 km chiều dài và 35km đường biển từ bến Hà Cối đi các nơi. Hệ thống bến bãi vận chuyển hành khách bằng đường thủy hiện nay của huyện chủ yếu tập trung tại 02 vị trí (ở xã Phú Hải và xã Quảng Phong).

Nhìn chung, huyện có hệ thống giao thông đa dạng và phong phú, tuy nhiên phần lớn đường giao thông còn ở tình trạng chất lượng kém, đường đô thị còn ít, chất lượng xấu cần được đầu tư lớn để nâng cấp.

2. Hệ thống thuỷ lợi

Hải Hà là huyện thuần nông và là vùng trọng điểm trồng lúa của Tỉnh nên hệ thống thủy lợi là vấn đề rất được quan tâm chú ý. Hiện nay trên địa bàn huyện có 5 hệ thống thủy lợi phục vụ tưới tiêu cho 16 xã, thị trấn. Trong đó, có 3 hệ thống tưới chính với diện tích tưới lớn là: Hệ thống công trình Trúc Bài Sơn, đập Quảng Thành, kênh – đập xã Đường Hoa, và 2 hệ thống tưới là: hệ thống kênh – đập Quảng Sơn, Quảng Đức và hệ thống thủy lợi xã Cái Chiên.

- Hệ thống kênh mương toàn huyện theo quy hoạch nông thôn mới có tổng chiều dài là 487,51 km, trong đó kênh mương loại I dài 3,89 km, kênh mương loại II dài 116,46 km, kênh mương loại III + nội đồng dài 367,16km, hiện nay đã cứng hóa được 164,13 km kênh mương các loại.

- Toàn huyện có 30 đập đầu nguồn, trong đó có 17 đập đã xây kiên cố (tuy nhiên có nhiều đập đã xây dựng từ lâu đã xuống cấp), 13 đập chưa kiên cố. Ngoài ra còn hàng chục đập xếp đá cung cấp nước phục vụ sản xuất nông nghiệp.

- Trên địa bàn huyện có 3 hồ chứa, trong đó: Hồ Trúc Bài Sơn dung tích 15 triệu m3; Hồ Khe Dầu có dung tích 200.000 m3; Hồ Khe Đình có dung tích 380.000 m3 (hiện đã xuống cấp nghiêm trọng cần nâng cấp).

- Trên địa bàn huyện có tuyến đê ngăn mặn, tập trung tại 8 xã ven biển, tổng chiều dài là 35,971 km, trong đó có 27,971 km đê tổng hợp, 8 km đê chuyên dụng (của các hộ đắp đầm nuôi trồng thủy sản) và trên 50 cánh cống tự động dưới cống.

Nhìn chung, các công trình thủy lợi do được đầu tư từ lâu nên đã xuống cấp, còn nhiều kênh mương chưa được kiên cố hóa, lượng nước rò rỉ nhiều, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp. Thực tế các công trình hiện nay chỉ tưới tiêu được cho 3.000 ha đất sản xuất nông nghiệp, đạt khoảng 68%, đặc biệt mùa khô hạn đầu nguồn cạn kiệt, công tác thủy lợi của huyện gặp rất nhiều khó khăn.

3. Mạng lưới điện

Hiện tại có 16/16 xã, thị trấn được sử dụng điện quốc gia. Tỷ lệ hộ dùng điện lưới quốc gia năm 2011 đạt 95% (tăng 10% so với năm 2005). Năm 2010, Điện lực Hải Hà đã được cấp đầy đủ kinh phí đầu tư sửa chữa tối thiểu giai đoạn 1 cho toàn bộ lưới điện nông thôn trên địa bàn huyện. Bước đầu đã cải tạo, khắc phục những yếu kém về kỹ thuật, nâng cao chất lượng điện năng, đảm bảo công tác vận hành an toàn, hiệu quả, giảm tổn thất điện năng, phục vụ tốt điện sinh hoạt và sản xuất cho nhân dân.

- Nguồn điện: Trạm 110/35/22Kv Quảng Hà – 1x16MVA cung cấp điện cho huyện Hải Hà đồng thời hỗ trợ, dự phòng cấp điện cho thành phố Móng Cái và huyện Đầm Hà. Trạm gồm 2 lộ ra 22kV đấu vào đường trục 22kV hiện có của huyện, một lộ 35kV cấp điện cho xã Đường Hoa, Tiến Tới.

3. Nước sạch và vệ sinh môi trường

3.1. Nước sạch

Năm 2012 tỷ lệ số hộ được dùng nước sinh hoạt hợp vệ sinh thị trấn Quảng Hà đạt 100% và 15 xã trong huyện đạt 82,85%. Những xã đạt 100% như: Quảng Trung, Phú Hải, Tiến Tới; một số xã đạt tỷ lệ khá như: Quảng Minh 94,7%, Quảng Thịnh đạt 95,1%, Quảng Phong đạt 90,3%, Quảng Thành đạt 94%...một số xã đạt tỷ lệ thấp là: Quảng Sơn 45,5%, Quảng Đức đạt 68,4%, Đường Hoa đạt 74,7%, Cái Chiên đạt 76,6% 

- Tuy nhiên vẫn còn một số khó khăn và tồn tại: Nguồn kinh phí cần với số lượng lớn và kéo dài, trong khi đó nguồn kinh phí hỗ trợ từ nhà nước còn hạn chế, kinh tế của người dân còn nghèo, phong tục tập quán của người dân còn lạc hậu. Công tác chỉ đạo của các cấp, các ngành về sử dụng nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn chưa chặt chẽ, chưa sâu sắc; nhận thức của người dân còn hạn chế. 

* Trên địa bàn huyện có các công trình cấp nước tập trung như sau:

* Công trình cấp nước xã Phú Hải có công suất theo thiết kế 1200m3/ngày-đêm; công suất khai thác thực tế 500m3/ngày-đêm; số hộ cấp theo thực tế 500 hộ; số hộ cấp 400 hộ.  

* Công trình cấp nước xã Tiến Tới có công suất theo thiết kế 1000m3/ngày-đêm; công suất khai thác thực tế 600m3/ngày-đêm; số hộ cấp theo thực tế 500 hộ; số hộ cấp theo thực tế 350 hộ.  

* Công trình cấp nước xã Quảng Đức có công suất theo thiết kế 500m3/ngày-đêm; công suất khai thác thực tế 40m3/ngày-đêm; số hộ cấp theo thiết kế 50 hộ; số hộ cấp 350 hộ.

3.2. Vệ sinh môi trường  

Vệ sinh môi trường nông thôn: Kết quả số hộ có nhà tiêu hợp vệ sinh đạt tỷ lệ 66,9%. Trong đó xã Phú Hải, Quảng Trung đạt tỷ lệ cao 100%, có 03 xã đạt thấp (Quảng Sơn đạt 10,5%, Quảng Đức 12,4%, Đường Hoa 48%).  

- Việc cải tạo, nâng cấp, xây mới chuồng trại và nhà vệ sinh chủ yếu bằng nguồn vốn tự có trong dân, nên diễn ra chậm hơn. Huyện đã phối hợp với Trung tâm nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn tổ chức tập huấn đào tạo tuyên truyền viên về nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn cho trên 100 người. Ngoài ra còn hỗ trợ kinh phí mở các lớp IPM, phòng trừ dịch bệnh tổng hợp, hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong bảo vệ môi trường.

- Hệ thống thoát nước của huyện và khu thị trấn Quảng Hà chủ yếu vẫn là tự chảy tự nhiên xuống các lưu vực trũng rồi đổ ra sông, suối, ao hồ. Nước thải của huyện hiện nay hầu như chưa qua xử lý, nước thải công nghiệp chưa qua xử lý được dẫn thẳng ra vùng trũng, nước thải sinh hoạt mới được xử lý cục bộ bằng phương pháp tự hoại đặt trong các nhà dân chiếm khoảng 5 - 7%, còn lại chưa được xử lý, nhiều hộ dân trong huyện vẫn sử dụng hố xí 2 ngăn không hợp vệ sinh.  

4. Bưu chính, viễn thông

Mạng lưới bưu chính viễn thông không ngừng được mở rộng, nâng cao chất lượng phục vụ. Các doanh nghiệp bưu chính, viễn thông không ngừng đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị đảm bảo thông tin liên lạc, chuyển phát kịp thời trong dịp lễ tết... Mạng lưới viễn thông phủ sóng rộng khắp đến 16 xã, thị trấn trên địa bàn huyện.

4.1. Hoạt động bưu chính

Hoạt động bưu chính: hiện trên địa bàn huyện có 2 bưu cục (trong đó 1 bưu cục cấp 2; 1 bưu cục cấp 3) và 15 điểm bưu điện văn hoá xã. Năm 2012 số sản lượng thư trong nước, quốc tế là 34.155 chiếc; bưu phẩm trong nước và quốc tế là 1.342 cái, bưu kiện trong nước và quốc tế là 1.881 cái; Sản lượng phát hành báo công ích là 207.401 tờ, cuốn.

Các dịch vụ mới như EMS, chuyển tiền nhanh, tiết kiệm ... bưu điện huyện đã tổ chức cung cấp các dịch vụ tốt nhất đến người tiêu dùng như nhận, trả chuyển tiền nhanh, phát bưu phẩm, bưu kiện, lắp đặt máy điện thoại, bán các dịch vụ...

4.2. Hoạt động viễn thông

Hoạt động viễn thông: Các trung tâm viễn thông chi nhánh tại Hải Hà (Mobifone, Vinafone, Viettel) không ngừng nâng cấp, phát triển nhiều loại hình dịch vụ, tiện ích phục vụ công chúng đã đáp ứng được nhu cầu của người dân. Trong năm 2012 tổng số thuê bao di động trả trước, trả sau, cố định, Gphone, MyTV, ADSL, NetTV, PSTN, Ptth trên địa bàn huyện là 48.943 thuê bao (số thuê bao phát triển mới là 10.893 thuê bao) (trong đó số thuê bao các hãng hiện có là: Viettel là 35.156 thuê bao, Vinafone là 9.710 thuê bao, Mobifone là 4.077 thuê bao); số trạm thu phát sóng BTS (2G, 3G) của các hãng viễn thông trên địa bàn huyện là 82 trạm (trong đó Mobifone 33 trạm, Viettel 26 trạm, Vinafone 23 trạm). Hiện nay tỷ lệ máy điện thoại/100 dân đạt 110 máy.

- Nhìn chung các dịch vụ viễn thông trên địa bàn huyện đã phát triển đồng đều nhiều loại hình dịch vụ thuê bao trả trước, trả sau, thuê bao cố định, thuê bao dịch vụ truyền hình trả tiền MyTV, NetTV, truyền hình cáp ...; dịch vụ bưu chính cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu vận chuyển thư báo, công văn, tài liệu của chính quyền và nhân dân. Kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ các hoạt động khai thác các dịch vụ và chuyển phát đảm bảo tuyệt đối, an toàn, chính xác, nhanh chóng, kịp thời.

- Mạng lưới viễn thông huyện hiện có: 3 tổng A1000 E10 (trạm trung taamm trạm Đường Hoa, trạm Hoa Cương) và 4 trạm V5X (Quảng Điền, Quảng Thành, Quảng Đức và Bắc Phong Sinh).

5. Truyền thanh truyền hình

Đến năm 2012 tỷ lệ các xã được phủ sóng truyền thanh đạt 90%, truyền hình đạt đạt 83%. Hiện trạng về cơ sở vật chất của đài phát thanh truyền hình huyện bao gồm:

- Về phát thanh: Đài trung tâm có 02 máy phát FM, công suất 450W (01 máy 150W phát VOV1, 01 máy 300W phát chương trình FM Quảng Ninh).

Truyền thanh cơ sở: Hiện nay 9/16 xã có trạm truyền thanh (xã Đường Hoa, Quảng Thanh, Quảng Long, Quảng Thắng, Quảng Thịnh, Quảng Đức, Quảng Chính...), tuy nhiên chỉ có 05 trạm hoạt động bình thường, còn 04 trạm bị sét đánh cháy hỏng (xã Quảng Thành, Quảng Long, Quảng Phong, Đường Hoa). Các xã thị trấn đều có tư 01 – 02 cum loa FM.

Về truyền hình: Đài trung tâm có 03 máy phát hình, tổng công suất 900W (01 máy phát kênh VTV1 công suất 150W, 01 máy phát kênh VTV3 công suất 250W, 01 máy phát kênh QTV1 công suất 500W).

Ngoài đài trung tâm có 02 trạm truyền hình đặt tại xã Quảng Đức và trạm nông trường chè Đường Hoa (xã Quảng Long) phát chương trình QTV1.



CÁC TIN LIÊN QUAN
Lợi thế tiềm năng phát triển du lịch Hải Hà

Với vị trí địa lý thuận lợi, địa hình phong phú gồm cả miền núi và trung du ven biển đã giúp Hải Hà đã có những thuận lợi nhất định trong việc phát triển kinh tế nói chung, phát triển ngành dịch vụ - du lịch nói riêng. Hải Hà có các điểm được nhiều du khách biết đến như: Đền Trần Hưng Đạo, chùa Hải Hà, cửa khẩu Bắc Phong Sinh, đảo Cái Chiên, chợ trung tâm Hải Hà... các điểm du lịch đều có những nét riêng để thu hút khách du lịch.

Lợi thế tiềm năng phát triển du lịch Hải Hà
Cái Chiên – Lợi thế và tiềm năng phát triển du lịch

Nằm cách xa đất liền gần 4,5km, Cái Chiên là xã đảo duy nhất của huyện Hải Hà, với 2.500ha, nhưng đa phần là đồi núi và bãi biển. Cả xã có 154 hộ sinh sống với 552 nhân khẩu. xã Cái Chiên được biết đến như một hòn đảo huyền bí, bởi vẻ đẹp hoang sơ, tiềm ẩn kết hợp giữa 3 yếu tố đất, nước và không khí.

Cái Chiên – Lợi thế và tiềm năng phát triển du lịch
Tour Du Lịch Hot
Xanh ngát thiên đường đồi...

Nằm bên những rặng cây bên đường, thiên đường xanh ngát của đồi chè ở xã Quảng Long (Hải Hà) quả...

Xanh ngát thiên đường đồi chè Quảng Long
Hồ Trúc Bài Sơn điểm đến lý...

Không gian thoáng đãng và yên tĩnh đến kỳ lạ tưởng như có thể cảm nhận được từng nhịp mái chèo khua...

Hồ Trúc Bài Sơn điểm đến lý tưởng trong mùa hè

Hỗ trợ trực tuyến
Hotline : 0203.3879.255

Video
Nhịp sống Cái Chiên


Bản đồ

  • Giấy phép: Số 04/GP-STTTT ngày 28/6/2017 của Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Quảng Ninh
  • Cơ quan chủ quản: Ủy ban nhân dân huyện Hải Hà
  • Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Minh Sơn - Trưởng phòng Văn hóa và Thông tin huyện Hải Hà
  • Địa chỉ: Phòng Văn hóa và Thông tin huyện - Tầng 3, trụ sở Trung tâm Truyền thông và Văn hóa huyện - Phố Ngô Quyền, thị trấn Quảng Hà, huyện Hải Hà
  • Điện thoại: 0203.3879.516 - 0203.3879.255
  • Email: phongvhtt.hh@quangninh.gov.vn