Trang chủ  Đặc sản hải hà  Hải Hà phát triển sản phẩm Ocop

Hải Hà phát triển sản phẩm Ocop (546 lượt xem)

Thứ Sáu, 03/12/2020, 02:10 [GMT+7]

Hải Hà là nơi có khá nhiều đặc sản. Từ năm 2015 trở lại đây, huyện đã hỗ trợ, vận động người dân phát triển các sản vật của địa phương trở thành sản phẩm OCOP, được người tiêu dùng ưa chuộng.

Sản phẩm trà hoa vàng Hải Hà thu hút khách hàng tại Hội chợ OCOP Quảng Ninh- Xuân 2020. Ảnh: Công Thành.

Sản phẩm được huyện Hải Hà tập trung xây dựng thương hiệu OCOP phải kể đến chè, bởi cây chè tồn tại ở mảnh đất này hơn 50 năm, mang lại giá trị kinh tế cho rất nhiều gia đình bao đời nay. Để nâng cao chất lượng sản phẩm chè, với sự vận động của huyện, người dân đã thay thế dần chè trung du lá nhỏ bằng những giống chè có chất lượng cao hơn, như: Chè lai LDP1, chè Ô Long, Phúc Vân Tiên, Ngọc Thuý...

Hiện 6 doanh nghiệp sản xuất, chế biến chè trên địa bàn đã được huyện hỗ trợ một phần kinh phí đầu tư hệ thống dây chuyền sao, sấy chè hiện đại để tăng sức tiêu thụ chè cho người dân, cũng như nâng chất lượng sản phẩm đưa ra thị trường. Mỗi ngày, các doanh nghiệp này tiêu thụ khoảng 40-50 tấn chè tươi cho người dân; mỗi năm, huyện sản xuất hơn 1.000 tấn chè khô.

Người dân xã Đường Hoa (Hải Hà) thu hái chè. Ảnh: Thu Nguyệt

Thị trường tiêu thụ chè của Hải Hà khá rộng, một phần được xuất khẩu sang các nước Trung Đông, một phần tiêu thụ nội địa. Đặc biệt, 2 năm trở lại đây, huyện chuyển nhiều diện tích chè sang sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP để tiếp tục nâng cao hơn nữa chất lượng sản phẩm chè của huyện. Hiện chè Hải Hà là một trong 6 sản phẩm  định hướng xây dựng sản phẩm OCOP cấp quốc gia.

Không chỉ có chè, Hải Hà còn vận động, hỗ trợ người dân xây dựng một loạt các sản phẩm OCOP khác. Riêng năm 2019, huyện đã hỗ trợ 7 nhóm dự án phát triển sản phẩm OCOP với 14 dự án thành phần, tổng kinh phí 8,93 tỷ đồng, trong đó Nhà nước hỗ trợ trên 6,71 tỷ đồng.

Cùng với đó, huyện và các xã tăng cường tuyên truyền các mô hình, cơ chế chính sách hỗ trợ sản xuất, các sản phẩm OCOP của địa phương, nhằm tạo hiệu ứng tích cực trong nhân dân, thúc đẩy sản xuất phát triển sản phẩm OCOP. Đồng thời, huyện đã vận động, tạo điều kiện cho các cơ sở sản xuất đầu tư mở rộng quy mô, nâng cấp tổ chức kinh tế trong hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Sá sùng sản phẩm ocop của Hải Hà đang được gia đình chị Nguyễn Thị Văn, thôn 4, xã Quảng Minh sơ chế trước khi đưa vào lò sấy khô. Ảnh: Công Thành

 Trong năm 2019, huyện đề nghị thẩm định chấp thuận cho 11 sản phẩm mới của 4 tổ chức kinh tế tham gia chu trình OCOP 2019; phối hợp với các cơ sở sản xuất tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng, quy mô các sản phẩm đã tham gia chu trình OCOP, như: Chanh đào mật ong, mật ong Hoàng Việt, khau nhục, chè Đường Hoa, bánh kẹo Xuân Thế, mực cấp đông, tôm cấp đông... Các doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất đã tích cực tham gia sản xuất sản phẩm OCOP, thiết kế nhãn mác, mẫu mã bao bì, nâng cao chất lượng sản phẩm; qua đó duy trì sản xuất có hiệu quả, khẳng định thế mạnh của sản phẩm.

Các xã, thị trấn phân công cán bộ phụ trách OCOP gắn với nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới; đẩy mạnh  tuyên truyền, vận động, hỗ trợ các hộ dân, cơ sở sản xuất đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm; lựa chọn các sản phẩm đặc trưng, lợi thế đăng ký tham gia chu trình OCOP; triển khai hỗ trợ thành lập mới các tổ hợp tác, hợp tác xã.

Sản phẩm OCOP chè Đường Hoa (Hải Hà) của cơ sở sản xuất chè Trần Sỹ Dũng, Ảnh: Phòng NN&PTNT Hải Hà.

Các xã tích cực kết nối với các đơn vị tư vấn, hỗ trợ kinh phí để thiết kế logo, mẫu mã bao bì, nhãn hiệu sản phẩm, xúc tiến thương mại đối với các sản phẩm tham gia chương trình OCOP; hướng dẫn các cơ sở sản xuất có sản phẩm mới tham gia chu trình OCOP thực hiện công bố tiêu chuẩn sản phẩm; thiết kế, in ấn một số mẫu bao bì, ghi nhãn sản phẩm để đưa sản phẩm ra thị trường nhằm quảng bá, giới thiệu sản phẩm; vận động các cơ sở sản xuất dán tem điện tử lên hầu hết sản phẩm tham gia chu trình OCOP để truy suất nguồn gốc sản phẩm theo quy định.

Đến nay, toàn huyện có 37 sản phẩm của 28 tổ chức kinh tế tham gia chương trình OCOP. Huyện đã tổ chức đánh giá, xếp hạng sản phẩm OCOP; 27/27 sản phẩm được đánh giá đạt từ 2 sao cấp huyện trở lên, 16 sản phẩm đạt từ 3 sao cấp tỉnh trở lên. Huyện đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại. Hiện trên địa bàn huyện có 1 nhà trưng bày và giới thiệu sản phẩm OCOP cấp huyện. Một số xã cũng xây dựng các gian hàng giới thiệu sản phẩm OCOP của xã. Năm 2019, huyện đã tổ chức Hội chợ OCOP gắn với Hội chợ thương mại trên địa bàn huyện; thành lập đoàn tham gia 10 hội chợ, triển lãm, tuần kết nối cung cầu của tỉnh; tổng doanh thu qua các hội chợ, xúc tiến thương mại khoảng 1,9 tỷ đồng.

Từ đầu năm nay, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, tiêu thụ hàng hóa gặp khó khăn, nhưng các sản phẩm OCOP của huyện Hải Hà vẫn được tiêu thụ khá tốt. Huyện đang tập trung nâng cao chất lượng các sản phẩm OCOP để mở rộng thị trường tiêu thụ trong nước và nước ngoài.

Theo Thu Nguyệt - Báo Quảng Ninh điện tử

 



CÁC TIN LIÊN QUAN
Đến đảo Cái Chiên thưởng thức món Ốc rổ

Đến đảo Cái Chiên, huyện Hải Hà ngoài được tắm mát trong làn nước trong xanh, đi dạo dưới hàng phi lao xanh ngát. Khách du lịch đến đây còn được thưởng thức các loại hải sản tươi ngon, hấp dẫn trên đảo.

Đến đảo Cái Chiên thưởng thức món Ốc rổ
Mát bổ cháo vịt trời hạt sen ngày hè

Nhiều thực khách sành ăn không thích ăn vịt bởi thịt vịt có vị hơi hoi. Thế nhưng, vịt nấu cháo, đặc biệt là vịt trời nấu cháo không những là món ăn tuyệt hảo mà còn rất bổ dưỡng, thanh mát, dễ ăn ngay cả trong dịp hè oi bức.

Mát bổ cháo vịt trời hạt sen ngày hè
Chè bưởi Phố Trần Bình Trọng

Vị béo ngậy của nước cốt dừa, vị thơm bùi của đậu xanh và những miếng cùi bưởi dai giòn mà không có vị đắng, đó là hương vị đặc trưng hấp dẫn khi nhắc tới món chè bưởi trên phố Trần Bình Trọng, gần ngã tư Hà Cối (thị trấn Quảng Hà, huyện Hải Hà).

Chè bưởi Phố Trần Bình Trọng
mía tím Hải Hà vị ngọt khó quên

Cây mía tím từ xưa vốn đã được trồng nhiều ở các vùng canh tác quy mô lớn như Hoành Bồ, Ba Chẽ, Hải Hà v.v.. Và mới đây, một sản phẩm từ cây mía tím do một số cơ sở chế biến ở Hải Hà sản xuất đã xuất hiện trên thị trường, được người tiêu dùng ưa thích; đó là mía tím đóng gói, hút chân không...

mía tím Hải Hà vị ngọt khó quên
Đi "Hà Cối" nhớ mua chè

Ngoài khâu nhục, bánh chưng cơm lông là những món ngon nổi tiếng của mảnh đất Hải Hà làm nức lòng du khách gần xa, thì chính chơi đây còn có một thức uống mà bất cứ ai khi đi ngang qua nơi này cũng sẽ dừng lại để thưởng thức và mua 1 chút về làm quà. Họ còn có câu cửa miệng “đi Hà Cối nhớ mua chè...”.

Đi "Hà Cối" nhớ mua chè
Hải Hà những bước tiến trong sản phẩm OCOP

Thực hiện đề án “Mỗi xã phường một sản phẩm” giai đoạn 2013 – 2016 (đề án OCOP). Xác định đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm nhằm tạo ra những sản phẩm hàng hóa chất lượng cao, có sức cạnh tranh trên thị trường, nâng cao chất lượng sản phẩm nông nghiệp, góp phần tăng thu nhập cho người nông dân, huyện Hải Hà đã chỉ đạo các địa phương triển khai thực hiện, tạo bước đột phá mới trong sự phát triển nông nghiệp hiện nay.

Hải Hà những bước tiến trong sản phẩm OCOP
Tour Du Lịch Hot
Xanh ngát thiên đường đồi...

Nằm bên những rặng cây bên đường, thiên đường xanh ngát của đồi chè ở xã Quảng Long (Hải Hà) quả...

Xanh ngát thiên đường đồi chè Quảng Long
Hồ Trúc Bài Sơn điểm đến lý...

Không gian thoáng đãng và yên tĩnh đến kỳ lạ tưởng như có thể cảm nhận được từng nhịp mái chèo khua...

Hồ Trúc Bài Sơn điểm đến lý tưởng trong mùa hè

Hỗ trợ trực tuyến
Hotline : 0203.3879.255

Video
Nhịp sống Cái Chiên


Bản đồ

  • Giấy phép: Số 04/GP-STTTT ngày 28/6/2017 của Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Quảng Ninh
  • Cơ quan chủ quản: Ủy ban nhân dân huyện Hải Hà
  • Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Minh Sơn - Trưởng phòng Văn hóa và Thông tin huyện Hải Hà
  • Địa chỉ: Phòng Văn hóa và Thông tin huyện - Tầng 3, trụ sở Trung tâm Truyền thông và Văn hóa huyện - Phố Ngô Quyền, thị trấn Quảng Hà, huyện Hải Hà
  • Điện thoại: 0203.3879.516 - 0203.3879.255
  • Email: phongvhtt.hh@quangninh.gov.vn